Nắm ngay cách giải khi nghe giảng
Một bài học thường gồm có phần lí thuyết và phần bài tập, các em nên chia làm hai phần rõ ràng. Trong mỗi bài giảng phần lí thuyết, thầy bao giờ cũng có phần “Chú ý: Những bài toán thường gặp” và kèm theo các cách giải. Các em chỉ cần nhìn vào đó và làm theo. Trước mỗi bài toán các em hãy cố gắng phải nắm ngay được cách giải. Vì phải suy nghĩ trong một buổi làm bài thi không hề đơn giản. Một là ngồi trong phòng thi khác với ngồi ở nhà hay ở lớp ở trường. Hai là ngồi trong phòng thi toàn những người lạ lẫm, đồng thời giám thị coi thi cũng trông coi rất chặt chẽ dẫn đến tâm lý chúng ta không tốt, nên trong quá trình nghe bài giảng các em phải nắm ngay các dàn bài mà thầy đã trình bày rất rõ ràng, cứ thế khi gặp dạng bài thi mình phải bắt tay vào làm thì mới chắc chắn ghi điểm tuyệt đối được”.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Nên có một quyển sổ nhỏ để ghi chép
Các em nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại các kiến thức, các công thức cơ bản … Có thể gọi đó là “bảo bối”, là tài liệu ôn thi của các em. Từ học cho đến khi thi đại học là cả một thời gian dài để tích lũy kiến thức, làm sao các em có thể nhớ hết ngay được, chưa kể các em còn phải học rất nhiều môn khác. Có thể gọi quyển sổ chính là “bảo bối”, tài liệu ôn thi của các em.
Khi ôn thi, hay khi đang làm bài mà cảm thấy “bí” chỗ nào các em có thể lật lại để xem nhanh công thức. Hay trước ngày thi, các em giở lại quyển sổ để đọc, đến khi vào phòng thi các kiến thức sẽ tự tái hiện lại. Thầy cũng như các em, có được như ngày bây giờ cũng phải trải qua không ít kì thi, và đó là một trong những kinh nghiệm đã được thầy đúc kết lại.
Trình bày bài thật cẩn thận
Quan trọng nhất là cẩn thận trong trình bày và tính toán. Khá nhiều bạn mất điểm oan vì không cẩn thận, coi nhẹ điều này. Nhiều bạn nghĩ rằng cứ làm được sẽ được điểm cao, nhưng không phải như vậy. Vì nếu sai ở bước nào thì những bước sau gần như không được chấm. Mỗi một câu trong đề thi, người chấm thi thường “chẻ” ra làm 3 - 4 phần, được phần nào người chấm thi sẽ cho điểm phần đó, cho nên các em hãy làm bài đến đâu nắm chắc phần điểm bài đó đến đấy chớ để thầy cô chấm bắt lỗi.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hơn nữa, nếu trình bày cẩn thận sáng sủa thì sẽ tạo được cảm tình với giám khảo, không khiến người chấm “bức xúc”.
Chú ý viết dấu rõ ràng
Một điểm quan trọng nữa là các dấu trong bài thi, ví dụ dấu suy ra (=>) hoặc dấu tương đương (<=>) nếu dùng sai có thể làm sai bản chất bài toán. Hay như dấu cộng (+), dấu (-) chỉ cần nhầm lẫn một bước thôi sẽ dẫn đến sai đáp án.
Dùng sai hay đặt sai vị trí dấu mà gặp phải người chấm thi kĩ tính thì các em sẽ mất điểm bài toán, trong khi 0,25 điểm là vô cùng quan trọng trong bài thi.
Trong mỗi bài giảng thầy cũng ghi rất rõ dấu, cần trình bày rõ các dấu, không lèm nhèm dấu cộng với trừ là vì vậy và cũng là để tập cho các em có thói quen cẩn thận, tỉ mỉ - đức tính vô cùng quan trọng của người làm toán.
Luôn phải có kết luận cho bài toán
Chúng ta phải có một suy nghĩ đó là bất kì bài toán nào cũng phải có một câu kết luận, vì người ta hỏi cái gì thì mình phải trả lời đúng cái đó. Ví dụ đề bài ra tìm chiều biến thiên thì mình sẽ phải kết luận được nó là đồng biến hay nghịch biến. Kết luận chính là đáp số. Người chấm thi sẽ nhìn vào kết luận để kết luận điểm của bài đó như thế nào.
Một bài học thường gồm có phần lí thuyết và phần bài tập, các em nên chia làm hai phần rõ ràng. Trong mỗi bài giảng phần lí thuyết, thầy bao giờ cũng có phần “Chú ý: Những bài toán thường gặp” và kèm theo các cách giải. Các em chỉ cần nhìn vào đó và làm theo. Trước mỗi bài toán các em hãy cố gắng phải nắm ngay được cách giải. Vì phải suy nghĩ trong một buổi làm bài thi không hề đơn giản. Một là ngồi trong phòng thi khác với ngồi ở nhà hay ở lớp ở trường. Hai là ngồi trong phòng thi toàn những người lạ lẫm, đồng thời giám thị coi thi cũng trông coi rất chặt chẽ dẫn đến tâm lý chúng ta không tốt, nên trong quá trình nghe bài giảng các em phải nắm ngay các dàn bài mà thầy đã trình bày rất rõ ràng, cứ thế khi gặp dạng bài thi mình phải bắt tay vào làm thì mới chắc chắn ghi điểm tuyệt đối được”.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Nên có một quyển sổ nhỏ để ghi chép
Các em nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại các kiến thức, các công thức cơ bản … Có thể gọi đó là “bảo bối”, là tài liệu ôn thi của các em. Từ học cho đến khi thi đại học là cả một thời gian dài để tích lũy kiến thức, làm sao các em có thể nhớ hết ngay được, chưa kể các em còn phải học rất nhiều môn khác. Có thể gọi quyển sổ chính là “bảo bối”, tài liệu ôn thi của các em.
Khi ôn thi, hay khi đang làm bài mà cảm thấy “bí” chỗ nào các em có thể lật lại để xem nhanh công thức. Hay trước ngày thi, các em giở lại quyển sổ để đọc, đến khi vào phòng thi các kiến thức sẽ tự tái hiện lại. Thầy cũng như các em, có được như ngày bây giờ cũng phải trải qua không ít kì thi, và đó là một trong những kinh nghiệm đã được thầy đúc kết lại.
Trình bày bài thật cẩn thận
Quan trọng nhất là cẩn thận trong trình bày và tính toán. Khá nhiều bạn mất điểm oan vì không cẩn thận, coi nhẹ điều này. Nhiều bạn nghĩ rằng cứ làm được sẽ được điểm cao, nhưng không phải như vậy. Vì nếu sai ở bước nào thì những bước sau gần như không được chấm. Mỗi một câu trong đề thi, người chấm thi thường “chẻ” ra làm 3 - 4 phần, được phần nào người chấm thi sẽ cho điểm phần đó, cho nên các em hãy làm bài đến đâu nắm chắc phần điểm bài đó đến đấy chớ để thầy cô chấm bắt lỗi.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hơn nữa, nếu trình bày cẩn thận sáng sủa thì sẽ tạo được cảm tình với giám khảo, không khiến người chấm “bức xúc”.
Chú ý viết dấu rõ ràng
Một điểm quan trọng nữa là các dấu trong bài thi, ví dụ dấu suy ra (=>) hoặc dấu tương đương (<=>) nếu dùng sai có thể làm sai bản chất bài toán. Hay như dấu cộng (+), dấu (-) chỉ cần nhầm lẫn một bước thôi sẽ dẫn đến sai đáp án.
Dùng sai hay đặt sai vị trí dấu mà gặp phải người chấm thi kĩ tính thì các em sẽ mất điểm bài toán, trong khi 0,25 điểm là vô cùng quan trọng trong bài thi.
Trong mỗi bài giảng thầy cũng ghi rất rõ dấu, cần trình bày rõ các dấu, không lèm nhèm dấu cộng với trừ là vì vậy và cũng là để tập cho các em có thói quen cẩn thận, tỉ mỉ - đức tính vô cùng quan trọng của người làm toán.
Luôn phải có kết luận cho bài toán
Chúng ta phải có một suy nghĩ đó là bất kì bài toán nào cũng phải có một câu kết luận, vì người ta hỏi cái gì thì mình phải trả lời đúng cái đó. Ví dụ đề bài ra tìm chiều biến thiên thì mình sẽ phải kết luận được nó là đồng biến hay nghịch biến. Kết luận chính là đáp số. Người chấm thi sẽ nhìn vào kết luận để kết luận điểm của bài đó như thế nào.