Vụ tóc tai
Thời gian qua, cư dân mạng cũng đã “chứng kiến” nhiều câu chuyện về vấn đề tóc tai trong trường học. Cô bé được nhắc đến nhiều nhất là một teen Trung Quốc, đã uống thuốc sâu tự tử vì có tóc mái quá dài. Ở các trường học Việt Nam, vấn đề tóc ngắn dài không nghiêm trọng đến thế, nhưng với một số nam sinh, đó là một nội quy mà teenboy thường xuyên vi phạm.
Nguyên nhân là một số teenboy cho rằng việc để tóc dài sẽ khiến mình bảnh bao hơn. Nhất là khi để kiểu đầu Hàn Quốc thì tóc phải dài mới đẹp. Thế nên con trai càng lười cắt tóc. Điều đó khiến nhiều giáo viên phiền lòng, cuối cùng, đành gọi cho phụ huynh để nhắc nhở. Hay chuyện một số trường lâu lâu tổ chức cắt tóc miễn phí cho nam sinh, để tránh các học trò vi phạm nội quy này cũng là thường thấy.
Riêng đối với các nữ sinh, họ có quyền để mái tóc dài thướt tha. Nhưng nhiều bạn lại thích tân trang cho mái tóc bằng đủ thứ màu sắc và móc “line” xanh đỏ loạn xạ. Tất nhiên, trong môi trường học đường, điều đó là không cần thiết và bị cấm. Thế nhưng vì đua theo thời trang và nhu cầu “được đẹp”, không ít teengirl vẫn lao vào bất chấp có vi phạm nội quy. Hậu quả là nhiều phụ huynh thường bị mời lên trường về vấn đề tóc tai của con em. Còn hạnh kiểm của một số bạn cũng tụt giảm theo… màu tóc.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Một số bạn hay lén dùng điện thoại trong lớp học. (Ảnh minh họa)
Chuyện trang phục và làm đẹp
Với teengirl, một chút son bóng và mùi nước hoa nhẹ nhàng, thi thoảng tỏa hương khi đến trường thì rất ổn. Thế nhưng nhiều bạn lại chẳng thích nhẹ nhàng quá như thế. Không ít cô nàng trang điểm cầu kì, sơn móng tay xanh đỏ, xịt nước hoa bay mùi nồng nặc để được người khác chú ý. Còn đối với teenboy, các chàng có phần bớt câu nệ hơn. Đa số thì… vuốt keo “cứng ngắc” trên đầu. Đôi lần, teen mải mê làm đẹp kéo theo đi học trễ và vi phạm nội quy cũng không hiếm hoi mấy.
Chưa kể đến vấn đề trang phục muôn thưở của teen. Nó ngày càng bị tha hóa bởi nhu cầu muốn thể hiện đẳng cấp. Ai cũng muốn trang phục của mình phải đẹp, phải là hàng hiệu, quần áo hợp thời. Ngay cả chiếc áo dài truyền thống, ấy thế mà không ít teengirl chẳng ngại đổ tiền để may thật cầu kì và… càng mỏng càng đẹp.
Ăn quà vặt và ăn vụng
Thời đi học, đa phần ai cũng thích lê la hàng quán để ăn quà vặt. Thế nhưng việc ăn uống lề đường thì lúc nào cũng bị phản đối bởi nó không đảm bảo vệ sinh chung. Dù biết thế, nhưng các teen vẫn không tài nào bỏ được thói quen này. Ngày trước, thì chỉ có teengirl mê mẩn các hàng quán đến trễ học. Nhưng thời gian gần đây, các teenboy cũng có thói quen tụ tập ở các quán trước và sau giờ lên lớp.
Nhiều bạn tan học thay vì đi về nhà thì lại lê la hàng quán hay vì mải mê ăn hàng nên trễ giờ học, bị bắt phạt cũng rất nhiều. Không chỉ thế, không ít những bạn còn có sở thích… ăn vụng trong lớp. Lí do của hầu hết teen đưa ra là: “Ăn để chống buồn ngủ và ăn vụn mới cảm thấy vui và ngon”.
Thế nhưng hành vi này chẳng hay chút nào, nó thể hiện sự thiếu nghiêm túc và tập trung trong tiết học. Đồng thời là sự thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Không chỉ thế, nếu mỗi bạn đều có thói quen đem đồ ăn vào lớp và ăn vụng thì ắt, nhiều trường học sẽ thành bãi rác công cộng, do ý thức giữ gìn vệ sinh chung yếu kém của nhiều teen.
Chuyện chiếc điện thoại di động
Thời nay, nhiều bạn cho rằng ai mà không có một chiếc dế cưng thì dễ trở nên lạc hậu. Chiếc điện thoại còn là cầu nối của nhiều đôi bạn trẻ đang để ý đến nhau. Thế nên chuyện nhiều teen vẫn thường mang chúng đến lớp để nhắn tin và gọi cho nhau rất phổ biến. Thậm chí chẳng cần cách trở xa xôi, nhiều cặp học cùng lớp nhưng vẫn hí hoáy nhắn tin qua lại, giết thời gian như thường. Đó phải chăng là cải tiến từ việc chuyền giấy, thư từ trong lớp học luôn bị thầy cô ngăn cấm trước kia?
Việc sử dụng điện thoại trong lớp học khiến sự tập trung vào bài vở của teen thuyên giảm rất nhiều. Chuyện mang điện thoại di động vào lớp thường xuyên được các thầy cô nhắc nhở. Và nó cũng là một trong những lỗi nếu teen bị bắt vi phạm sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm nhiều nhất. Mà các bạn biết đấy, dù phẩy có cao, nhưng hạnh kiểm kém thì cũng không thể được học sinh giỏi đâu!
Thời gian qua, cư dân mạng cũng đã “chứng kiến” nhiều câu chuyện về vấn đề tóc tai trong trường học. Cô bé được nhắc đến nhiều nhất là một teen Trung Quốc, đã uống thuốc sâu tự tử vì có tóc mái quá dài. Ở các trường học Việt Nam, vấn đề tóc ngắn dài không nghiêm trọng đến thế, nhưng với một số nam sinh, đó là một nội quy mà teenboy thường xuyên vi phạm.
Nguyên nhân là một số teenboy cho rằng việc để tóc dài sẽ khiến mình bảnh bao hơn. Nhất là khi để kiểu đầu Hàn Quốc thì tóc phải dài mới đẹp. Thế nên con trai càng lười cắt tóc. Điều đó khiến nhiều giáo viên phiền lòng, cuối cùng, đành gọi cho phụ huynh để nhắc nhở. Hay chuyện một số trường lâu lâu tổ chức cắt tóc miễn phí cho nam sinh, để tránh các học trò vi phạm nội quy này cũng là thường thấy.
Riêng đối với các nữ sinh, họ có quyền để mái tóc dài thướt tha. Nhưng nhiều bạn lại thích tân trang cho mái tóc bằng đủ thứ màu sắc và móc “line” xanh đỏ loạn xạ. Tất nhiên, trong môi trường học đường, điều đó là không cần thiết và bị cấm. Thế nhưng vì đua theo thời trang và nhu cầu “được đẹp”, không ít teengirl vẫn lao vào bất chấp có vi phạm nội quy. Hậu quả là nhiều phụ huynh thường bị mời lên trường về vấn đề tóc tai của con em. Còn hạnh kiểm của một số bạn cũng tụt giảm theo… màu tóc.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Một số bạn hay lén dùng điện thoại trong lớp học. (Ảnh minh họa)
Chuyện trang phục và làm đẹp
Với teengirl, một chút son bóng và mùi nước hoa nhẹ nhàng, thi thoảng tỏa hương khi đến trường thì rất ổn. Thế nhưng nhiều bạn lại chẳng thích nhẹ nhàng quá như thế. Không ít cô nàng trang điểm cầu kì, sơn móng tay xanh đỏ, xịt nước hoa bay mùi nồng nặc để được người khác chú ý. Còn đối với teenboy, các chàng có phần bớt câu nệ hơn. Đa số thì… vuốt keo “cứng ngắc” trên đầu. Đôi lần, teen mải mê làm đẹp kéo theo đi học trễ và vi phạm nội quy cũng không hiếm hoi mấy.
Chưa kể đến vấn đề trang phục muôn thưở của teen. Nó ngày càng bị tha hóa bởi nhu cầu muốn thể hiện đẳng cấp. Ai cũng muốn trang phục của mình phải đẹp, phải là hàng hiệu, quần áo hợp thời. Ngay cả chiếc áo dài truyền thống, ấy thế mà không ít teengirl chẳng ngại đổ tiền để may thật cầu kì và… càng mỏng càng đẹp.
Ăn quà vặt và ăn vụng
Thời đi học, đa phần ai cũng thích lê la hàng quán để ăn quà vặt. Thế nhưng việc ăn uống lề đường thì lúc nào cũng bị phản đối bởi nó không đảm bảo vệ sinh chung. Dù biết thế, nhưng các teen vẫn không tài nào bỏ được thói quen này. Ngày trước, thì chỉ có teengirl mê mẩn các hàng quán đến trễ học. Nhưng thời gian gần đây, các teenboy cũng có thói quen tụ tập ở các quán trước và sau giờ lên lớp.
Nhiều bạn tan học thay vì đi về nhà thì lại lê la hàng quán hay vì mải mê ăn hàng nên trễ giờ học, bị bắt phạt cũng rất nhiều. Không chỉ thế, không ít những bạn còn có sở thích… ăn vụng trong lớp. Lí do của hầu hết teen đưa ra là: “Ăn để chống buồn ngủ và ăn vụn mới cảm thấy vui và ngon”.
Thế nhưng hành vi này chẳng hay chút nào, nó thể hiện sự thiếu nghiêm túc và tập trung trong tiết học. Đồng thời là sự thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Không chỉ thế, nếu mỗi bạn đều có thói quen đem đồ ăn vào lớp và ăn vụng thì ắt, nhiều trường học sẽ thành bãi rác công cộng, do ý thức giữ gìn vệ sinh chung yếu kém của nhiều teen.
Chuyện chiếc điện thoại di động
Thời nay, nhiều bạn cho rằng ai mà không có một chiếc dế cưng thì dễ trở nên lạc hậu. Chiếc điện thoại còn là cầu nối của nhiều đôi bạn trẻ đang để ý đến nhau. Thế nên chuyện nhiều teen vẫn thường mang chúng đến lớp để nhắn tin và gọi cho nhau rất phổ biến. Thậm chí chẳng cần cách trở xa xôi, nhiều cặp học cùng lớp nhưng vẫn hí hoáy nhắn tin qua lại, giết thời gian như thường. Đó phải chăng là cải tiến từ việc chuyền giấy, thư từ trong lớp học luôn bị thầy cô ngăn cấm trước kia?
Việc sử dụng điện thoại trong lớp học khiến sự tập trung vào bài vở của teen thuyên giảm rất nhiều. Chuyện mang điện thoại di động vào lớp thường xuyên được các thầy cô nhắc nhở. Và nó cũng là một trong những lỗi nếu teen bị bắt vi phạm sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm nhiều nhất. Mà các bạn biết đấy, dù phẩy có cao, nhưng hạnh kiểm kém thì cũng không thể được học sinh giỏi đâu!